SỰ PHỔ BIẾN CỦA PALLET GỖ KEO TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM
Với địa hình nhiều đồi núi, khí hậu mưa nhiều, độ ẩm cao của Miền Bắc Việt Nam, cây keo được trồng phổ biến phủ xanh đồi trọc và rừng nghèo. Tuy không phải là cây có giá trị kinh tế cao song do dễ sống, dễ trồng (tỉ lệ sống tự nhiên đạt trên 90%), chi phí đầu tư thấp và đặc biệt sinh trưởng tốt trên sườn đồi, núi bạc màu, cây keo được các lâm trường và các hộ dân trồng rất phổ biến với diện tích lớn. Các Tỉnh phía Bắc Việt Nam trồng nhiều keo gồm có: Thái Nguyên,Bắc Kạn,Tuyên Quang,Hòa Bình,Sơn La,Lai Châu,Bắc Giang.
Cây keo được trồng tự nhiên, hầu như không chăm sóc nên thời gian sinh trưởng phụ thuộc nhiều vào thời tiết và thường có chất lượng thấp. Cây nhiều mắt, nhiều cành, không thẳng, đường kính thân nhỏ (sau 8-10 năm mới đạt đường kính 10–12cm), nhanh bị mối mọt, nứt tự nhiên nên chủ yếu thích hợp làm gỗ bóc cho ngành sản xuất gỗ dán, xẻ gỗ làm cốt pha xây dựng và xẻ nan, đóng pallet gỗ chứ không sử dụng cho nội thất. Việc sử dụng gỗ keo xẻ bản nhỏ làm gỗ ghép, ván sàn vẫn còn rất hạn chế dù có tiềm năng do năng suất và công nghệ xẻ gỗ của Việt Nam còn rất thủ công, năng suất thấp và phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.
Bên cạnh đặc tính chịu lực tốt, chắc khỏe, bền, giá rẻ, pallet gỗ keo có những đặc điểm tự nhiên cản trở sự phát triển của pallet gỗ keo tại các quốc gia khác như Nhật Bản, đó là nứt tự nhiên và bản rộng của nan nhỏ. Do cây keo được thu hoạch chỉ sau 10 năm nên bản xẻ thường nhỏ, dưới 14cm, không to như gỗ thông vốn được xẻ từ cây thông có tuổi thọ không dưới 30 năm. Thớ gỗ keo một mặt làm pallet gỗ keo chắc khỏe, nhưng lại làm các nan gỗ và đố chịu lực dễ bị nứt khi xẻ, phơi nắng và đóng đinh, thậm chí nứt kể cả bắt vít và đã được khoan mồi (có hạn chế nứt hơn). Đối với các cơ sở không có lò sấy hiện đại rút nước từ từ và sấy bằng hơi ẩm, sấy trực tiếp bằng hơi nóng hoặc phơi nắng đều làm pallet gỗ keo nhanh bị nứt, vỡ, giảm tuổi thọ và thẩm mĩ sản phẩm.
Pallet gỗ keo cần được tiến hành hun trùng bằng hóa chất (Methyl Bromide) hoặc xử lý nhiệt (Heat treatment) để loại bỏ côn trùng gây hại vốn tiềm ẩn trong gỗ có thể gây hại cho các loại cây khác cùng với sự dịch chuyển của pallet và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người như thực phẩm, thuốc chữa bệnh.
Cây keo được trồng tự nhiên, hầu như không chăm sóc nên thời gian sinh trưởng phụ thuộc nhiều vào thời tiết và thường có chất lượng thấp. Cây nhiều mắt, nhiều cành, không thẳng, đường kính thân nhỏ (sau 8-10 năm mới đạt đường kính 10–12cm), nhanh bị mối mọt, nứt tự nhiên nên chủ yếu thích hợp làm gỗ bóc cho ngành sản xuất gỗ dán, xẻ gỗ làm cốt pha xây dựng và xẻ nan, đóng pallet gỗ chứ không sử dụng cho nội thất. Việc sử dụng gỗ keo xẻ bản nhỏ làm gỗ ghép, ván sàn vẫn còn rất hạn chế dù có tiềm năng do năng suất và công nghệ xẻ gỗ của Việt Nam còn rất thủ công, năng suất thấp và phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.
Bên cạnh đặc tính chịu lực tốt, chắc khỏe, bền, giá rẻ, pallet gỗ keo có những đặc điểm tự nhiên cản trở sự phát triển của pallet gỗ keo tại các quốc gia khác như Nhật Bản, đó là nứt tự nhiên và bản rộng của nan nhỏ. Do cây keo được thu hoạch chỉ sau 10 năm nên bản xẻ thường nhỏ, dưới 14cm, không to như gỗ thông vốn được xẻ từ cây thông có tuổi thọ không dưới 30 năm. Thớ gỗ keo một mặt làm pallet gỗ keo chắc khỏe, nhưng lại làm các nan gỗ và đố chịu lực dễ bị nứt khi xẻ, phơi nắng và đóng đinh, thậm chí nứt kể cả bắt vít và đã được khoan mồi (có hạn chế nứt hơn). Đối với các cơ sở không có lò sấy hiện đại rút nước từ từ và sấy bằng hơi ẩm, sấy trực tiếp bằng hơi nóng hoặc phơi nắng đều làm pallet gỗ keo nhanh bị nứt, vỡ, giảm tuổi thọ và thẩm mĩ sản phẩm.
Pallet gỗ keo cần được tiến hành hun trùng bằng hóa chất (Methyl Bromide) hoặc xử lý nhiệt (Heat treatment) để loại bỏ côn trùng gây hại vốn tiềm ẩn trong gỗ có thể gây hại cho các loại cây khác cùng với sự dịch chuyển của pallet và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người như thực phẩm, thuốc chữa bệnh.